Tại Mỹ, cuộc chiến đấu thầu nhà đã lan rộng từ các địa điểm nổi tiếng cho đến những thành phố và thị trấn nhỏ hơn. Thậm chí, cơn sốt còn diễn ra ở những khu vực vốn bị bỏ quên, bất động sản thường "ế hàng" trong nhiều tháng.

Sốt bất động sản điên cuồng ở Mỹ: Có tiền cũng không mua được nhà ở ngoại ô, khách hàng bật khóc vì đấu thầu trong bất lực

Dominic Pollock đang đứng trên bãi cỏ của một căn hộ 3 phòng ngủ ở thị trấn thép cũ của Bethlehem (Pennsylvania), cách Philadelphia 60 dặm về phía bắc. Giá niêm yết của ngôi nhà là 250.000 USD.

"Tôi thực sự thích ngôi nhà", Pollock nói với người môi giới bất động sản Danny Hazim – người bạn từ thời trung học của anh. Trong khi đó, những người đi xem nhà khác đang tụ tập gần đó và thì thầm với những nhà môi giới với giọng điệu… khẩn thiết và thỉnh thoảng liếc nhìn các "đối thủ".

Pollock (25 tuổi) - thợ lắp đặt vòi phun chữa cháy, sẵn sàng trả khoản tiền cao hơn giá chào bán. Anh và vợ sắp cưới Brooke Terplan (26 tuổi) đã đưa ra hơn 20 lời đề nghị mua nhà trong 9 tháng. Và mỗi lần như vậy, những người khác còn đưa ra mức giá cao hơn. Cặp đôi hy vọng họ sẽ về chung một nhà sau đám cưới được tổ chức vào tuần này. Pollock hiện sống với anh trai và Teplan đang sống với bố mẹ.

Cũng giống như nhiều người đi mua nhà khác, họ đã chuẩn bị tinh thần cho sự thất bại.

Sốt bất động sản điên cuồng ở Mỹ: Có tiền cũng không mua được nhà ở ngoại ô, khách hàng bật khóc vì đấu thầu trong bất lực - Ảnh 1.

Giá nhà ở Mỹ đã tăng vọt trong năm vừa qua, do thiếu nguồn cung, lãi suất thấp kỷ lục và nhu cầu của người mua luôn ở mức cao. Cuộc chiến đấu thầu nhà đã lan rộng từ các địa điểm nổi tiếng như Palm Beach (Florida) và các vùng ngoại ô New York, cho đến những thành phố và thị trấn nhỏ hơn. Thậm chí, cơn sốt này còn diễn ra ở những khu vực vốn bị bỏ quên, thông thường bất động sản "ế hàng" trong nhiều tháng.

Người mua sẵn sàng tham gia vào những cuộc chiến như vậy hiện chiếm khoảng 1/5 doanh số bán nhà hàng năm trên toàn nước Mỹ. Các nền tảng trực tuyến như BiggerPockets và Fundrise đã giúp những nhà đầu tư ở địa phương khác mua bất động sản ở các thành phố nhỏ dễ dàng hơn.

Theo dữ liệu từ Realtor, giá niêm yết trung bình cho một ngôi nhà đã tăng 24% trong tháng 1 so với 1 năm trước ở khu vực đô thị xung quanh Allentown ở Vành đai Rỉ Sét. Xu hướng này cũng diễn ra ở những địa điểm tương tự. Ví dụ, Martin (Tennesse) – một thành phố nhỏ cách Nashville 150 dặm, chứng kiến giá nhà chào bán trung bình tăng 159% so với cùng kỳ; ở Kendallville (Indiana) – các Fort Wayne 30 dặm, tăng 56%.

Sốt bất động sản điên cuồng ở Mỹ: Có tiền cũng không mua được nhà ở ngoại ô, khách hàng bật khóc vì đấu thầu trong bất lực - Ảnh 2.

Theo Jonathan Campbell - phó chủ tịch DLP Realty ở Bethlehem, mức giá trung bình của ngôi nhà ở khu vực tàu điện ngầm Allentown là khoảng 225.000 USD vào 1 năm trước, hiện đã cao hơn 270.000 USD. Thị trường bất động sản hiện đã quá nóng, khiến những buổi đi xem nhà mẫu gây tắc đường và nhà được bán chỉ trong 48 giờ.

Thậm chí, nhiều chủ nhà muốn bán khi giá cao nhưng lại chần chừ vì lo ngại sẽ không tìm thấy nơi nào hợp lý để chuyển đến. Tại Mỹ, nguồn cung nhà ở hiện không thể đáp ứng nhu cầu. Trong bối cảnh hiện tại, người mua chịu áp lực lớn khi phải nhanh chóng đưa ra quyết định. Thậm chí, có những người còn bỏ qua bước kiểm tra nhà vì lo sợ rằng sẽ có người khác trả giá cao hơn.

Campbell cho biết: "Nếu bạn là người mua, đây sẽ là thời điểm mệt mỏi nhất." Ông nhận định, thị trường bất động sản địa phương đang vượt xa thời kỳ bùng nổ nhà ở giữa những năm 2000.

Jonathan Miller đến từ công ty tư vấn và thẩm định bất động sản Miller Samuel Real Estate, cho biết, ngoại trừ một số thị trường ở thành thị, như Manhattan và San Francisco, Mỹ đang chứng kiến tình trạng "nguồn cung thiếu triền miên, lượng nhà bán ra nhiều và giá tăng nhanh hơn cả tăng trưởng thu nhập."

Chỉ số Case-Shiller U.S. National Home Price NSA Index ghi nhận mức tăng 12% hàng năm vào tháng 2. Đây là con số chỉ xuất hiện một vài lần khi chỉ số này bắt đầu theo dõi thị trường, theo Craig Lazzara – CEO của S&P JJI.

Sốt bất động sản điên cuồng ở Mỹ: Có tiền cũng không mua được nhà ở ngoại ô, khách hàng bật khóc vì đấu thầu trong bất lực - Ảnh 3.

Quay trở lại với Pollock. Ngôi nhà kiểu nông trại mà anh đang xem cùng Hazim mới được rao bán trong 1 ngày và nhận được nhiều lời đề nghị mua. Ngôi nhà rộng khoảng 176 m2 với 1 phòng tắm rộng và 2 phòng tắm nhỏ.

Chủ nhà chỉ muốn nhận thầu cho đến 11 giờ tối ngày hôm sau. Do đó, Pollock đã đồng ý trả mức giá 270.500 USD, cao hơn giá chào bán là 20.500 USD. Để thỏa thuận nhanh chóng diễn ra, anh không kiểm tra hệ thống ống nước, mái nhà, nền móng hay bất kỳ phần nào khác của căn nhà.

Thành phố Bethlehem và vùng lân cận Allentown từng là những trung tâm công nghiệp lớn nhất nước Mỹ, cho đến khi các nhà máy chuyển ra ngước ngoài vào những năm 1980 và 1990. Phần lớn diện tích khu vực này – gọi là Thung lũng Lehigh, vẫn là trang trại, khi con đường đến trung tâm Allentown được bao phủ bởi những đồng ngô và người đi qua có thể cảm nhận được mùi phân gia súc.

Pollock và vợ sắp cưới bắt đầu tìm nhà vào khoảng tháng 8, khi họ mới đính hôn với mong muốn sớm ổn định. Cặp đôi đã tiết kiệm trong nhiều năm và lên kế hoạch đặt cọc 10% khi mới bắt đầu tìm kiếm. Pollock chia sẻ: "Một số người nói rằng mọi thứ sẽ rất khó khăn, nhưng chúng tôi thậm chí còn không tưởng tượng được cho đến khi thực sự trải qua."

Sốt bất động sản điên cuồng ở Mỹ: Có tiền cũng không mua được nhà ở ngoại ô, khách hàng bật khóc vì đấu thầu trong bất lực - Ảnh 4.

Dominic Pollock và Brooke Terplan tham quan một căn nhà 2 tầng ở Thung lũng Lehigh.

Khi những lời đề nghị liên tục được đưa ra, Pollock và Terplan cũng phải nâng mức trần cho số tiền trong ngân sách của 2 người lên từ 250.000 USD lên 300.000 USD.

Trước đại dịch, giá nhà khởi điểm ở Thung lũng Lehigh là khoảng 15.000 USD cho một căn nhà di động (mobile home) và lên đến 400.000 cho một căn nhà 2 tầng ở khu mới hơn. Những ngôi nhà lâu đời ở West End (cũng thuộc Allentown) được bán với giá 450.000 USD.

Hazim – nhà môi giới, cho biết, sau đợt giãn cách đầu tiên được nới lỏng, các văn phòng bất động sản mở cửa trở lại vào tháng 6 năm ngoái. Khi đó, họ ngay lập tức nhận thấy sự thay đổi của thị trường. Đầu tiên, số nhà được rao bán ít hơn do mối lo dịch bệnh. Anh nói: "Không ai muốn bán nhà, bởi họ không muốn có người lạ đến thăm."

Hơn nữa, nguồn cung cũng giảm vì chương trình nới lỏng thế chấp của chính phủ đã làm giảm mạnh số lượng nhà bị tịch thu (foreclosure). Đồng thời, nhu cầu mua nhà cũng tăng chóng mặt.

Sốt bất động sản điên cuồng ở Mỹ: Có tiền cũng không mua được nhà ở ngoại ô, khách hàng bật khóc vì đấu thầu trong bất lực - Ảnh 5.

Cũng theo Hazim, nhà đầu tư đang bị thu hút bởi khu Thung lũng Lehigh bởi giá nhà và thuế thấp so với mặt bằng chung. Gần đây, anh đã làm việc với một nhà đầu tư đến từ New York, người này đã trả giá cao hơn 15.000 USD so với giá chào bán bằng tiền mặt và không kiểm tra nhà.

Gần đây, Hanzim đã đưa một khách hàng tên Lisa Hanna đi xem một số căn nhà mà chị đã tìm trước trên mạng. Cả 2 căn nhà đều cần phải sửa chữa rất nhiều và Hanna chỉ tham quan vài phút. Sau khi rời vùng nông thôn của thị trấn Ruscombmanor (Pennsylvania), Hanna nói: "Căn nhà trông khác xa so với ảnh trên mạng."

Hanna (48 tuổi) đang làm việc tại một công ty bảo hiểm ở Bethlehem. Chị đang cần một căn nhà 3 phòng ngủ với diện tích rộng. Trong 2 tuần tìm kiếm, Hanna tìm thấy 10 đến 15 căn nhà nhưng không đề nghị không được chấp nhận. Chị chia sẻ: "Tôi rất chán nản."

Sốt bất động sản điên cuồng ở Mỹ: Có tiền cũng không mua được nhà ở ngoại ô, khách hàng bật khóc vì đấu thầu trong bất lực - Ảnh 6.

Ngôi nhà hiện tại của Hanna được mua với giá 116.000 USD vào 6 năm trước, với 3 phòng ngủ và chỉ mất 1 ngày để tìm ra. Hiện tại, chị đang lo lắng không thể tìm thấy nhà mới để chuyển đi. Cuối cùng, chị cũng tìm được một căn nhà nhỏ hơn dự kiến.

Nhiều chủ nhà khác cũng có mối lo ngại giống Hanna. Hazim cho hay: "Họ không thể bán nhà vì không có nơi nào để đi". Anh hiện đưa ra giá chào bán cho căn nhà của Hanna là 189.000 USD và được bán chỉ trong vài ngày, trả hoàn toàn bằng tiền mặt.

Còn đối với Polloc và Terplan, mỗi lần ra giá bị từ chối lại khiến họ trải qua những ngày đầy cảm xúc. Terplan chia sẻ: "Có những ngày tôi trở về nhà và khóc. Tôi nhận ra rằng chúng tôi không thể có một căn nhà trước khi kết hôn. Tôi đã suy sụp."

Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị

Sốt đất gãy sóng, ‘choáng váng’ căn hộ 400 triệu/m2 cho dân siêu giàu ra hàng

Sốt đất gãy sóng, ‘choáng váng’ căn hộ 400 triệu/m2 cho dân siêu giàu ra hàng

Dù cơn sốt đất đã hạ nhiệt, lắng xuống nhưng giá đất nhiều khu vực vẫn neo ở mức cao, trong khi đó giá chung cư vẫn tăng xuyên dịch thậm chí có dự án ở vị trí “vàng” có mức giá 300- 400 triệu đồng/m2.



Theo Có tiền cũng không mua được nhà ở ngoại ô, khách hàng bật khóc vì đấu thầu trong bất lực từ Vietnamnet
Tham khảo thêm nhiều thông tin khác tại báoVietnamnet